“Tuốt tuồn tuột” về kỳ thi thực tập tại Big4

“Tuốt tuồn tuột” về kỳ thi thực tập tại Big4

Một kỳ thi tuyển sinh thực tập của Big4 lại sắp tới, bạn đã chuẩn bị cho mình những gì để tham gia vào cuộc chiến này? Hãy cùng BISC tìm hiểu về kỳ thi thực tập tại Big4 để "biết người biết ta, trăm trận trăm thắng" các bạn nhé!


1 - Vòng CV trong kỳ thi thực tập tại Big4

Vòng CV là vòng thi có tỷ lệ loại cao nhất trong kỳ thi thực tập tại Big4 do CV nộp về cho mỗi Big là rất lớn, dao động từ 1000 - 3000 hồ sơ cho mỗi đợt tuyển dụng, do đó bạn nên chuẩn bị “chu đáo” cho CV của mình. Vì số lượng hồ sơ lớn nên nhà tuyển dụng chỉ dành một khoảng thời gian nhỏ để sàng lọc, tìm kiếm những key trong CV của bạn. Do đó, những CV quá kém hoặc lỗi quá rõ ràng thì rất khó qua mắt các nhà tuyển dụng trong kỳ thi thực tập tại Big4.

  • CV có điểm GPA quá thấp: Giữa hàng ngàn hồ sơ, đương nhiên sẽ chẳng có lý do gì để nhà tuyển dụng của Big4 lại lựa chọn những CV có điểm GPA quá thấp. Tuy nhiên, nếu bạn không tự tin vào GPA của bạn thì hãy làm nổi bật mình bằng cách bổ sung các hoạt động, chứng chỉ hay thành tích mà bạn đã đạt được (PwCKPMG là 2 firm rất chú trọng đến các phần này)
  • CV quá xấu hoặc bố cục không rõ ràng: CV phải được trình bày một cách khoa học và đúng chính tả sẽ làm hài lòng nhà tuyển dụng của Big4 hơn là những CV trình bày cẩu thả, sai chính tả. Những công cụ như Topcv.vn sẽ giúp bạn có những mẫu CV đẹp mắt và nổi bật hơn.

➤➤ Xem thêm: Cách viết CV "ăn điểm" với nhà tuyển dụng Big4


2 - Vòng thi test trong kỳ thi thực tập tại Big4

Tất cả các bài test của 4 Big trong kỳ thi thực tập tại Big4 đều thi bằng tiếng Anh, do đó các thí sinh nên trau dồi tiếng Anh thật tốt để mở rộng cơ hội cho mình. Tại vòng này, bài test của mỗi firm sẽ có sự khác nhau về nội dung và hình thức.


a, Deloitte

Deloitte là firm đòi hỏi kiến thức chuyên ngành cao nhất trong kỳ thi thực tập tại Big4, do đó các câu hỏi trong đề thi của Deloitte hầu hết đều liên quan đến kiến thức chuyên ngành. Nội dung đề test của Deloitte gồm: Accounting, Auditing, Finance, General Knowledge, Logic và Essay. Trong kỳ tuyển dụng của Deloitte ở những năm gần đây, đề test tập trung vào Auditing và xoay quanh một số vấn đề thường gặp trong Kiểm toán như Ethics, Frauds, Threats,... Để làm tốt phần này, các bạn phải nắm chắc các vấn đề trong môn Kiểm toán căn bản và Kiểm toán tài chính như: các thủ tục kiểm toán, rủi ro kiểm toán, thử nghiệm cơ bản, thử nghiệm tuân thủ, hệ thống kiểm soát nội bộ.


b, EY

Đề test EY trong kỳ thi tuyển sinh thực tập có cấu trúc khá giống so với Deloitte, bao gồm các phần về Accounting, Auditing, Tax, General Audit, IQ và Essay. Tuy nhiên, ở đề test của EY có nhiều câu tính toán và câu hỏi tình huống hơn ở Deloitte. Những năm gần đây, phần Essay của EY rất hay đưa ra các vấn đề xã hội để thí sinh bày tỏ quan điểm, do đó các thí sinh nên thường xuyên tìm hiểu và quan tâm tới các vấn đề hot trong xã hội để làm tốt phần thi này.


c, KPMG

Trong kỳ thi thực tập tại Big4 những năm gần đây của KPMG đã nâng cao độ khó của các vòng thi bằng cách bổ sung thêm nhiều câu hỏi về kiến thức chuyên ngành, yêu cầu thí sinh phải cân bằng giữa nền tảng kiến thức chuyên ngành và trình độ tiếng Anh của mình. Đề thi của KPMG được đánh giá là không quá khó, nhưng lại đòi hỏi thí sinh phải có một tốc độ làm bài nhanh nhất định. Cấu trúc đề thi tương tự như của DeloitteEY nhưng thường dễ và ngắn hơn.


d, PwC

Khác với các Big còn lại, PwC không tập trung vào kiến thức chuyên ngành trong vòng thi test, thay vào đó sẽ đưa vào đề thi các dạng đề về Verbal, Numerical,... Với dạng đề Verbal, đề thi sẽ gồm các câu hỏi trắc nghiệm và bạn phải lựa chọn các phương án: đúng, sai hoặc không thể kết luận. Để làm được dạng đề này, thí sinh phải phân tích, suy luận từ những thông tin được cung cấp trong bài đọc. Còn đối với dạng đề Numerical Reasoning, thí sinh phải thực hiện các bước tính toán như cộng, trừ, nhân, chia, tính tỷ lệ phần trăm, tỷ số,... để đưa ra kết quả.


Tóm lại, để có sự chuẩn bị tốt cho vòng thi test trong kỳ thi thực tập tại Big4, các bạn nên nắm chắc hệ thống kiến thức của một số môn học căn bản trong chương trình ACCA như: Financial Accounting (FA/F3), Management Accounting (MA/F2), Financial Reporting (FR/F7)Audit & Assurance (AA/F8).

➤➤ Tham khảo: Lịch khai giảng các môn ACCA của BISC


3 - Vòng phỏng vấn nhóm trong kỳ thi thực tập tại Big4

Tại vòng phỏng vấn nhóm trong kỳ thi thực tập tại Big4, các thí sinh sẽ được sắp xếp thành các team (6 - 10 người) và cùng nhau giải quyết một topic. Sau khi thảo luận, các nhóm sẽ lần lượt trình bày trước nhà tuyển dụng, sau đó nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi về bài thuyết trình và có thể đưa ra các câu hỏi liên quan khác để kiểm tra về sự hiểu biết cũng như khả năng giải quyết vấn đề của thí sinh.

  • Đối với PwC: thí sinh sẽ giải các case study về các vấn đề xã hội. Các thí sinh sẽ phải trình bày và trả lời câu hỏi bằng tiếng Anh. Đề thi không yêu cầu lựa chọn Leader, Time-controller hay Notes keeper, do đó bạn nên đóng góp hết mình cho team. Tuy nhiên, mục tiêu của vòng phỏng vấn nhóm của PwC là đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của thí sinh, vì vậy bạn không nên quá tập trung bảo vệ ý kiến của mình hoặc phủ định gay gắt ý kiến của các thành viên khác trong team. Tổng thời gian cho buổi Group Interview là 1h30p phút và sẽ có 3 observers quan sát và đánh giá quá trình làm việc nhóm của các bạn. Các chủ đề thường xoay quanh Agree/Disagree, thường sẽ không có đúng sai rõ ràng nên các thành viên trong team nên chú ý cân bằng thời gian thảo luận để có thể thống nhất ý kiến.
  • Đối với EY: tương tự như PwC, các chủ đề tại vòng phỏng vấn nhóm của EY thường là các vấn đề xã hội, và các thí sinh cũng phải thuyết trình và trả lời câu hỏi bằng tiếng Anh.
  • Đối với Deloitte: đề thi phỏng vấn nhóm của Deloitte có thể là dạng đề về Kế toán (Phân tích báo cáo tài chính) hoặc Kiểm toán (Đánh giá rủi ro và đưa ra thủ tục kiểm toán cho từng tình huống, đánh giá chỉ số, hệ thống kiểm soát nội bộ,...) tùy theo yêu cầu của từng phòng. Đa phần các kiến thức tại vòng phỏng vấn nhóm của Deloitte sẽ nằm trong môn Financial Accounting (FA/F3), Financial Reporting (FR/F7), Audit & Assurance (AA/F8) của ACCA. Thí sinh có thể lựa chọn tiếng Anh hoặc tiếng Việt để trình bày, đây sẽ là lợi thế cho những ai không tự tin với trình độ tiếng Anh của mình.
  • Đối với KPMG: Tại vòng này, tương tự như Deloitte, nội dung phỏng vấn nhóm tập trung vào kiến thức chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán. Thời gian phỏng vấn nhóm của KPMG kéo dài 30 phút. Ở phần này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên qua cách làm việc nhóm, do đó bạn nên làm tốt vai trò của mình trong nhóm, đóng góp nhiều key ideas, tôn trọng ý kiến của đồng đội và khơi dậy tinh thần của team.


4 - Vòng phỏng vấn cá nhân trong kỳ thi thực tập tại Big4

Đây là thử thách cuối cùng để chinh phục nhà tuyển dụng trong kỳ thi thực tại Big4. Theo đánh giá, tỷ lệ loại ở vòng này cũng khá cao, thông thường cứ 10 người phỏng vấn thì sẽ chọn được 2 - 5 người. Ở vòng thi này, các câu hỏi cũng rất đa dạng, phụ thuộc nhiều vào độ tương tác của ứng viên và người phỏng vấn.

- PwC: Theo lời nhận xét của các thí sinh từng phỏng vấn ở PwC thì không khí buổi phỏng vấn của PwC rất thoải mái, do đó bạn không nên quá lo lắng mà hãy giữ vững tâm lý, tự tin để thể hiện bản thân mình thật tốt. Thí sinh sẽ được phỏng vấn bởi một Manager và một Director bằng tiếng Anh, thường sẽ không tập trung hỏi về kiến thức chuyên môn, thay vào đó sẽ là các câu hỏi xoay quanh thí sinh và các câu hỏi tình huống để biết được con người của thí sinh có phù hợp với công ty hay không. Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp là: Lý do bạn muốn trở thành Kiểm toán viên, Lý do bạn muốn làm việc tại PwC, Cách ứng xử các tình huống thường gặp nơi công sở,... Gần đây, PwC cũng đang đưa dần các câu hỏi về chuyên môn vào các vòng thi của mình như các câu hỏi về thủ tục kiểm toán,... tuy nhiên các câu hỏi là không khó, chỉ ở mức độ General knowledge.

- Deloitte: Thí sinh sẽ được phỏng vấn bởi 2 người, thường là 1 Manager và 1 HR. Tại Deloitte, việc có hỏi các câu hỏi chuyên ngành hay không phụ thuộc vào bài test trước đó của bạn. Nếu bài test của bạn rất tốt, người phỏng vấn có thể sẽ không hỏi về kiến thức chuyên ngành nữa mà sẽ xoay quanh các câu hỏi về cá nhân, hoạt động ngoại khóa, thành tích,... mà bạn đã đề cập trong CV. Bạn có thể sử dụng tiếng Anh hoặc tiếng Việt trong quá trình phỏng vấn.

- EY: Người phỏng vấn sẽ thường gồm 2 người: 1 Partner + 1 HR hoặc 1 Senior Manager + 1 HR hoặc cũng có thể là 1 Partner + 1 Manager. Thí sinh sẽ phải trả lời bằng tiếng Anh trong suốt quá trình phỏng vấn. Câu hỏi chuyên ngành có thể được hỏi hoặc không tùy thuộc vào người phỏng vấn.

- KPMG: Khác với những Big khác, KPMG có 2 vòng phỏng vấn cá nhân.

  • Vòng 1: bạn sẽ được 1 HR phỏng vấn ngắn trong 10 - 15 phút. Những câu hỏi trong vòng này thường xoay quanh các thông tin về cá nhân, CV, tâm lý và cách xử lý tình huống. Mục đích của vòng phỏng vấn này là đánh giá tính cách cũng như khả năng xử lý tình huống trong thực tế của bạn. Bạn nên trả lời thật lòng, khéo léo và logic để vừa có thể giải quyết tốt tình huống, vừa giữ được tính cách và chất riêng của mình.
  • Vòng 2: bạn sẽ được Partner phỏng vấn, thời gian phỏng vấn dao động 25 - 40 phút với những câu hỏi xoay quanh định hướng nghề nghiệp và chuyên ngành.

➤➤ Xem thêm: Bí quyết vượt qua vòng phỏng vấn của Big4


Các câu hỏi tại vòng phỏng vấn cá nhân trong kỳ thi thực tập tại Big4 rất đa dạng, tùy thuộc vào người phỏng vấn. Hãy tự tin trả lời và tương tác với người phỏng vấn để họ không cảm thấy bạn quá nhàm chán. Bạn nên tập trả lời những câu hỏi thường gặp như: giới thiệu bản thân, điểm mạnh điểm yếu,... ở nhà hoặc với bạn bè để có sự chuẩn bị tốt hơn. Bạn hãy biến cuộc phỏng vấn thành một buổi nói chuyện vui vẻ nhất có thể, ngoài ra, bạn nên dẫn dắt nhà tuyển dụng vào một câu chuyện của cá nhân để giúp họ có cái nhìn rõ hơn về mình, luôn thể hiện mình là người tự tin, trung thực, khiêm tốn, sẵn sàng học hỏi và không sợ khổ. Đặc biệt, nếu nhà tuyển dụng của Big4 hỏi bạn có câu hỏi nào không thì đừng ngần ngại nói “Có”, vì lúc đó bạn đã trải qua vòng phỏng vấn của mình rồi, hãy hỏi tất cả những gì bạn thắc mắc như chế độ phúc lợi, quá trình thăng tiến,... tuy nhiên, hãy hạn chế đề cập tới vấn đề lương. Bên cạnh đó, bạn có thể dành thời gian search Google để tìm hiểu những bí quyết trước khi bước vào vòng phỏng vấn như những phép ứng xử cơ bản hay thái độ như thế nào là phù hợp… Những hành động đó tuy nhỏ nhưng sẽ khiến bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng trong kỳ thi thực tập tại Big4


Hành trình đi đến Big4 là một chặng đường dài, nhưng với sự chuẩn bị vững vàng về cả tâm lý, kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm làm việc chắc chắn đích đến của chặng đường này sẽ nằm trong khả năng của bạn. Hy vọng với bài chia sẻ trên đây của BISC sẽ giúp bạn lên lộ trình rõ hơn để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh tại Big4 sắp tới. Chúc các bạn thành công!