Giới thiệu tổng quan về PwC
PwC là một trong số những môi trường làm việc đáng mơ ước của những ai quan tâm đến lĩnh vực Kế toán - Tài chính - Ngân hàng. Bài viết này của BISC sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về PwC Global và PwC Việt Nam.
1. Giới thiệu chung
PwC là 1 trong bốn Công ty Kiểm toán hàng đầu thế giới hiện nay cùng với EY, KPMG và Deloitte. PwC Global được thành lập vào năm 1998 do sự sáp nhập của Coopers & Lybrand và Price Waterhouse. PwC có trụ sở chính tại London (Anh), mạng lưới hoạt động trên khắp 157 quốc gia với 743 địa điểm , cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế,...
Tiền thân của PwC (Price Waterhouse) đã có mặt ở Việt Nam từ năm 1994 nhưng sau cuộc sáp nhập năm 1998 thì kể từ năm 2017, tên pháp nhân của công ty này đã được đổi thành Công ty TNHH PwC Việt Nam. PwC Việt Nam có 2 văn phòng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. PwC Việt Nam là thành viên của khối PwC SEAPEN (gồm 5 nước: Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam và Malaysia), vì vậy nhân viên của PwC Việt Nam thường xuyên được làm việc chung với các đồng nghiệp trên thế giới.
2. Quy mô nhân sự
Năm 2019, số lượng nhân viên của PwC Global là hơn 250 nghìn người đang làm việc trên 157 quốc gia, trong đó PwC Việt Nam sở hữu khoảng hơn 750 người. Nhân viên của PwC đều là các chuyên gia trong lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán, am hiểu sâu sắc và nhạy bén về kinh tế.
3. Các dịch vụ và khách hàng chính
3.1 Dịch vụ chính
PwC Global cung cấp các dịch vụ chủ yếu sau:
- Audit & Assurance (Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo)
- Advisory (Tư vấn)
- Tax (Tư vấn thuế)
- Legal (Tư vấn pháp lý)
- People and Organisation (Tư vấn nguồn nhân lực)
- …
Bên cạnh đó, PwC Việt Nam còn cung cấp một số dịch vụ sau:
- Deals (Tư vấn thương vụ)
- Consulting (Tư vấn hoạt động)
3.2 Khách hàng chính
PwC Global: Ngân hàng Mỹ, IBM, Ford, Prudential,...
PwC Việt Nam: Ngân hàng HSBC, Công ty bảo hiểm AIA,... PwC cũng là firm sở hữu số lượng khách hàng khủng nhất trong số các Big4 ở Việt Nam với nhiều khách hàng lớn
4. Văn hóa doanh nghiệp
PwC hoạt động dựa trên khẩu hiệu “Building relationship - Creating values” (Xây dựng quan hệ - Tạo lập giá trị), luôn đặt niềm tin của khách hàng là yếu tố hàng đầu. PwC luôn cố gắng tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, cạnh tranh bình đẳng cho nhân viên cũng như xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng
5. Mục tiêu hoạt động
“To build trust in society and solve important problems” (Xây dựng niềm tin trong cộng đồng và giải quyết các vấn đề quan trọng) là phương châm hoạt động của PwC, có lẽ cũng vì thế PwC luôn là một công ty kiểm toán uy tín mà các doanh nghiệp lớn nhỏ lựa chọn.
6. Thành tựu
PwC Global được bình chọn là Công ty Kiểm toán đứng đầu thế giới trong 7 năm liên tiếp bởi Vault Accounting 50, và đây cũng là điểm đến làm việc hàng đầu tại Bắc Mỹ trong 3 năm liên tiếp.
Công ty Luật TNHH PwC Việt Nam là một trong số 1000 các công ty tư vấn luật tài chính và luật doanh nghiệp hàng đầu thế giới, đồng thời cũng đã được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trong xây dựng và phát triển thị trường dịch vụ tư vấn thuế tại Việt Nam.
7. Quy trình tuyển dụng
Kỳ thi tuyển của PwC thường tổ chức vào tháng 9, bao gồm 4 vòng thi: CV, Test, Phỏng vấn nhóm và Phỏng vấn cá nhân. Tuy nhiên, PwC gần như không hỏi quá nhiều về kiến thức chuyên ngành, thay vào đó PwC yêu cầu cao hơn về trình độ tiếng Anh, khả năng viết luận và tư duy logic.
7.1 Vòng CV
Đối với vòng CV, tuy tỷ lệ loại là không nhiều nhưng bạn cũng nên chuẩn bị kỹ lưỡng cho lá thư chào hàng này. Hãy tự làm nổi bật CV của bạn bằng cách trình bày một cách khoa học, cẩn thận, hãy nhấn mạnh đến thành tích học tập, kinh nghiệm làm việc, các chứng chỉ tiếng Anh và chứng chỉ ACCA, CPA… Bên cạnh đó, đừng quên note các hoạt động ngoại khóa của bạn vì đây sẽ là một điểm cộng rất lớn đối với nhà tuyển dụng PwC
7.2 Vòng Test
PwC không tập trung vào kiến thức chuyên ngành trong vòng thi test, thay vào đó sẽ đưa vào đề thi các dạng đề về Verbal, Numerical,... Với dạng đề Verbal, đề thi sẽ gồm các câu hỏi trắc nghiệm và bạn phải lựa chọn các phương án: đúng, sai hoặc không thể kết luận.
7.3 Vòng phỏng vấn nhóm
Thí sinh sẽ giải các case study về các vấn đề xã hội. Tổng thời gian cho buổi Group Interview là 1h30p phút và sẽ có 3 observers quan sát và đánh giá quá trình làm việc nhóm của các bạn. Các chủ đề thường xoay quanh Agree/Disagree, thường sẽ không có đúng sai rõ ràng nên các thành viên trong team nên chú ý cân bằng thời gian thảo luận để có thể thống nhất ý kiến.
7.4 Vòng phỏng vấn cá nhân
Thí sinh sẽ được phỏng vấn bởi một Manager và một Director bằng tiếng Anh, thường sẽ không tập trung hỏi về kiến thức chuyên môn, thay vào đó sẽ là các câu hỏi xoay quanh thí sinh và các câu hỏi tình huống để biết được con người của thí sinh có phù hợp với công ty hay không.
8. Lộ trình phát triển
Cũng như các firm khác trong Big4, PwC cũng có lộ trình phát triển nghề nghiệp như sau:
Associate (2 năm) → Senior Associate (2 năm) → Assistant Manager (2 năm ) → Manager (2 - 4 năm) → Director.
➤ Xem thêm: Giới thiệu tổng quan về Deloitte
Trên đây là các thông tin tổng quan về PwC Global nói chung và PwC Việt Nam nói riêng, hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về PwC, đây là một môi trường làm việc chuyên nghiệp, là sự khởi đầu lý tưởng cho những ai có mong muốn thi vào Big4. Để trở thành một mảnh ghép của PwC, hãy trau dồi những kiến thức chuyên ngành cần thiết bằng việc học chương trình ACCA nhé!
➤ Đăng ký học thử ACCA Online MIỄN PHÍ tại đây
Hiện nay, lịch khai giảng đã được cập nhật trên website của BISC, các bạn hãy truy cập vào website hoặc fanpage để tìm hiểu thông tin chi tiết về các khóa học nhé!
➤➤ Lịch khai giảng: https://bisc.com.vn/acca#lichkhaigiang
➤➤ Fanpage:
https://www.facebook.com/BISCTrainingCenter/
https://www.facebook.com/daotaoACCA.ThuchanhKetoan.Kiemtoan.Kynang/